shopping_cart 0

Tin tức

Cứ trời lạnh là con tôi lại bị ho, khò khè, khó thở!

 Những ngày này, thời tiết miền Bắc đang chuyển lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus đường hô hấp phát triển và tấn công cơ thể. Khác với người lớn, sức đề kháng của trẻ còn non nớt và chưa đủ hoàn thiện nên dễ bị bệnh. Khi bị các bệnh viêm đường hô hấp, biểu hiện thường gặp ở trẻ là ho, khò khè, chảy nước mũi, đờm khó thở.

Tại sao trẻ dễ bị bệnh đường hô hấp khi trời lạnh?

Đến hẹn lại lên, cứ thời tiết chuyển lạnh là cô con gái 4 tuổi của chị Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) lại phải nghỉ học liên tục. Đợt thì cảm sốt, khi thì sổ mũi, ngạt mũi, lần thì viêm họng rồi ho, hai vợ chồng chị lại được dịp liểng xiểng vì phải thay phiên nghỉ làm ở nhà trông con. Thực trạng này xảy ra với nhiều gia đình khác, đó là nguyên nhân khiến số lượng trẻ nhập viện để điều trị bệnh hô hấp tăng đột biến khi trời lạnh.

Lý giải về điều này, các chuyên đã chỉ ra sự cộng hưởng của 4 nguyên nhân:

+ Trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi cơ thể hít thở. Do đó, mùa đông là thời điểm trẻ rất dễ gặp bị các triệu chứng như ho, ngứa họng.

+ Mùa đông, không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

+ Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.

+ Một lý do quan trọng nữa là sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn nên dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh. Cộng thêm hệ hô hấp ở trẻ chưa hoàn thiện với đường thở ngắn, trẻ phải hít thở nhiều nên càng làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Với sự cộng hưởng từ các yếu tố trên đã dẫn đến tình trạng mùa đông là mùa lý tưởng của bệnh hô hấp ở trẻ em.

Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ?

Các mẹ có thể áp dụng 6 bí quyết sau để giúp trẻ không bị ho, khò khè, khó thở hay cảm sốt.

Giữ ấm đường thở

Việc giữ ấm đường thở cho trẻ là rất cần thiết, vì vậy mẹ chú ý mặc ấm, giữ ấm cổ họng, khi đi ra đường phải đeo khẩu trang, đội mũ kín tai cho con. Đồng thời mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn uống của con, không chỉ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà còn giữ ấm thức ăn, đồ uống để giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ viêm đường hô hấp cấp một cách đáng kể.

Vệ sinh thân thể và môi trường sống xung quanh hàng ngày

Việc vệ sinh thân thể hàng ngày và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ giúp loại bỏ các virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé hàng ngày, nhắc bé rửa tay trước/ sau khi ăn, hay sau mỗi lần vận động.

Tiêm vắc xin cho trẻ

Nên tiêm phòng cho trẻ đúng lịch, ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại vắc xin mà mẹ cần bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như:

  • Vắc xin phòng cúm, mỗi năm tiêm một lần, tốt nhất nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng .
  • Vắc xin phế cầu: giúp phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ do phế cầu gây ra đặc biệt là viêm phổi.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ

Mùa đông trẻ ăn ngon miệng hơn mùa hè, đồng thời nhu cầu năng lượng cũng nhiều hơn để dùng cho việc giữ ấm cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, những bữa ăn trong mùa đông của trẻ không thể thiếu 4 nhóm thực phẩm chính: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt nhất.

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người

Nhiều gia đình thường có thói quen đưa trẻ đi chơi ở các khu trung tâm thương mại, khu vui chơi mùa đông vì khu vực này kín gió, ấm áp. Tuy nhiên, mùa đông hanh khô là điều kiện lý tưởng để các loại mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút lây lan trong không khí. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc người ốm bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường, tránh khói thuốc lá…

Cho trẻ uống cốm Tiểu Nhi Khái để hết ho, đờm, khó thở và có hệ hô hấp khỏe

Nếu trẻ có biểu hiện đờm, ho, khò khè, khó thở, mẹ hãy cho bé uống cốm Tiểu Nhi Khái để giảm nhanh các triệu chứng đờm, ho, khò khè, khó thở, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp cho trẻ không bị tái lại. Đặc biệt, thành phần của Tiểu Nhi Khái hoàn toàn từ thảo dược: Cam thảo, Hạnh nhân, Kim ngân hoa, Cát cánh... nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ. Có Tiểu Nhi Khái mẹ không lo con bị bệnh hô hấp trong bất kỳ mùa nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách hàng nói về chúng tôi