shopping_cart 0

Tin tức  /  HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

Điều trị đau nhức xương khớp ở người bị tiểu đường

 Hầu hết người bệnh tiểu đường đều biết biến chứng trên gan, thận, bàn chân nhưng ít ai biết căn bệnh này cũng ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau nhức, co cứng, thậm chí tàn phế.

Sau 5 năm mắc tiểu đường type 1, type 2, khoảng 50% người bệnh xuất hiện biến chứng về xương khớp ở vai, bàn tay, khớp gối hay bàn chân. Điều đáng nói là nhiều người tiểu đường bị nhầm lẫn biến chứng xương khớp với các bệnh lão hóa do tuổi già, vô tình khiến việc điều trị bị lệch hướng và kém hiệu quả.

Biến chứng xương khớp ở người bệnh tiểu đường

Ở người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường không chỉ làm lượng đường trong máu tăng cao mà còn kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác như chất đạm, chất béo. Những rối loạn này sản sinh ra nhiều chất thải độc hại làm tổn thương thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng khớp xương. Đồng thời, chúng cũng gây lắng đọng collagen tại các khớp, tạo sẹo xơ ở bàn tay và khiến người bệnh khó vận động..

Đường trong máu cao còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm khớp. Chưa kể đến, tình trạng dư cân ở người đái tháo đường cũng làm tăng áp lực lên các khớp, từ đó tăng nguy cơ gãy xương hay thoái hóa khớp.

Dấu hiệu biến chứng xương khớp do tiểu đường

Người bệnh có thể phân biệt biến chứng xương khớp do tiểu đường với các bệnh xương khớp khác bằng các dấu hiệu sau đây:

Cứng khớp vai: Khó thực hiện các động tác xoay vai, dang rộng hay giơ tay qua đầu. Một số người có thể thấy đau âm ỉ, nhưng ít kèm theo triệu chứng sưng khớp vai hay đau lan dọc cánh tay.

Khó co duỗi bàn tay (hội chứng bàn tay cứng): Da tay bị dày lên, cứng khiến người bệnh khó áp sát hai lòng bàn tay vào nhau và không thể gấp, duỗi bàn tay hết cỡ.

Ngón tay bị co cứng: Ngón tay bị cong gập như động tác bóp cò súng, muốn duỗi thẳng sẽ phải dùng tay khác bẻ ra (hội chứng ngón tay lò xo) hoặc co quặp như bàn chân chim (hội chứng Dupuytren). Trong khi đó, các bệnh xương khớp khác thường gây sưng, nóng, đỏ đau ở ngón tay.

Cứng khớp gối: Đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn nhất. Nếu do biến chứng tiểu đường, người bệnh sẽ có cảm giác chân tay nặng nề như đeo đá. Nhiều trường hợp phải dùng tay nhấc từng chân mới có thể di chuyển. Tuy nhiên không có tiếng lục cục trong xương khi đi lại như bệnh xương khớp liên quan đến tuổi tác.

Sưng đỏ, biến dạng bàn chân (Bàn chân charcot): Ban đầu những vết sưng đỏ sẽ xuất hiện rải rác ở bàn chân (khác với viêm khớp là chỉ sưng đỏ tại các khớp). Lâu dần bàn chân bị biến dạng thành hình võng, ngón chân quặp lại.

Cách nào giúp phòng và cải thiện biến chứng xương khớp?

Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường không chỉ khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây tàn phế vĩnh viễn nếu điều trị sai hướng. Dưới đây là 5 giải pháp giúp bạn phòng ngừa và cải thiện sớm biến chứng này:

- Tập luyện đúng cách một số bài tập nhẹ nhàng, ít tạo áp lực lên các khớp xương sẽ có ích cho người tiểu đường bị biến chứng xương khớp.

Nếu có biến chứng ở bàn chân thì không nên đi bộ, thay vào đó nên tập đạp xe đạp trên không (nằm ngửa, giơ cao hai chân và thực hiện động tác như đang đạp xe), tập hít thở… Với người bị đông cứng khớp vai cần tập các động tác cử động vai lên xuống, xoay vai nhẹ nhàng. Nếu bàn tay bị co cứng thì bài tập nắm, duỗi bàn tay là phù hợp nhất.

- Chăm sóc bàn chân mỗi ngày: phần lớn trường hợp đoạn chi ở người tiểu đường đều xuất phát từ các tổn thương bàn chân. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên chăm sóc chúng bằng cách:

Giữ bàn chân sạch sẽ, đi tất mềm mại.

Thường xuyên kiểm tra chân để phát hiện sớm những tổn thương dù nhỏ như nốt chai, trầy xước, sưng đau…

Chọn giày dép vừa vặn hoặc giày chuyên dụng nếu bàn chân đã bị biến dạng.

- Duy trì lối sống lành mạnh

Giải pháp này sẽ bạn ổn định đường huyết tốt hơn, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng. Riêng với chế độ ăn, ngoài ưu tiên rau xanh, hạn chế tinh bột, bạn nên chọn những thực phẩm nhiều canxi như sữa ít đường, cá, đậu phụ, rau lá xanh sẫm… để tránh loãng xương. Đồng thời, hãy giảm 5 – 10% cân nặng của mình nếu đang thừa cân, điều này giúp giảm nguy cơ viêm khớp.

- Kết hợp thảo dược chống biến chứng xương khớp an toàn cho người bệnh tiểu đường

Chiến lược lâu dài để phòng chống biến chứng tiểu đường, đặc biệt biến chứng xương khớp là khắc phục nguyên nhân sinh ra chúng, bao gồm: tình trạng tổn thương mạch máu, thần kinh và lắng đọng collagen tại các khớp.

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và an toàn cho người bệnh tiểu đường dùng lâu dài ngăn ngừa biến chứng, xu hướng sử dụng các dưỡng chất sinh học từ thiên nhiên đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là thành công chắt lọc dưỡng chất GreenGrown Glucosamine của các nhà khoa học Mỹ.

Sau thành công của Perluxan trong việc giảm đau an toàn, tác động kháng viêm, tiêu viêm phục hồi tình trạng khớp xương viêm hoặc thoái hóa, các nhà khoa học Mỹ đã tập trung nghiên cứu sâu hơn thêm về 1 bí quyết nữa của người Cherokee với dưỡng chất từ ngô không biến đổi gen, trồng theo tiêu chuẩn GRAS – GreenGrown Glucosamine – giải pháp tác động cùng lúc đến sụn và khớp xương, an toàn cho người bệnh tim mạch, tiểu đường.

Sở dĩ GreenGrown Glucosamine có được tác dụng hỗ trợ cải thiện tốt thoái hoá khớp, viêm khớp vì dưỡng chất này sau khi uống vào cơ thể từ 2 giờ, gần 100% thành phần của GreenGrown Glucosamine sẽ được hấp thu, nhanh chóng có mặt ở mô liên kết tại sụn và khớp xương để hồi phục các hư tổn, làm tăng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp và dịch khớp), đồng thời bảo vệ và phục hồi mật độ xương, ngừa loãng xương. Vì thế, GreenGrown Glucosamine giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm đau một cách tự nhiên, an toàn, rút ngắn thời gian sử dụng các chất kháng viêm giảm đau không steroide, làm giảm nguy cơ loét dạ dày tá tràng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng khác của tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp từ gốc.

Khách hàng nói về chúng tôi