shopping_cart 0

Tin tức  /  VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Giống như thuốc, nhập khẩu mặt hàng thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng rất phức tạp và phải đáp ứng nhiều yêu cầu theo quy định. Đối với mặt hàng Thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Căn cứ vào điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ:

- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Bước 1: Nhập mã sản phẩm thực phẩm chức năng có ý định nhập về trước, nhập mẫu về sau đó làm thủ tục tự công bố VSATTP cho sản phẩm theo hướng dẫn tại Điều 4,5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận tự công bố VSATTP rồi thì nhập hàng về. Hàng về đến cảng tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng ở công thông tin một cửa, sau đó dc cấp số đăng ký thì mang đến nơi kiểm tra chất lượng được chỉ định để đăng ký.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan, đem công văn mang hàng về bảo quản và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng mang hàng về kho bảo quản sau đó đem mẫu đi kiểm tra chất lượng. Khi có giấy chứng nhận rồi thì nộp thông quan hàng hóa.

Công bố thực phẩm chức năng (kiểm tra an toàn thực phẩm)

Với mục đích đem lại những sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường.

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng:

- Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu/giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài). Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Các doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đi đăng ký công bố tránh tình trạng quên khi cán bộ yêu cầu xuất trình.

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) và giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự. Đây là giấy tờ cực kỳ quan trọng, không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online mà còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.

- Tài liệu chứng minh công dụng: Các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).

- Chứng nhận công bố sản phẩm: Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm kiệm của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Công ty Cổ phần Quốc tế Ngôi Sao Pharm (Stars Pharm) tự hào là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ nhiều nước trên thế giới: Pháp, Đức, Italia... Với mong muốn chung tay chăm sóc sức khỏe người Việt, Stars Pharm đã không ngừng tìm kiếm các đối tác uy tín để là cầu nối đưa những sản phẩm chất lượng, hiệu quả vào thị trường Việt Nam.

Quy trình xuất nhập khẩu thuốc/thực phẩm chức năng của Stars Pharm

Khách hàng nói về chúng tôi